Month: Tháng Mười 2013

. CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG ( phần 2)

2) Thuật ngữ sử dụng trong thiết kế mẫu phát thảo:

2.1 Các Thuật Ngữ Tạo Mẫu

Pattern drafting ( phác thảo mẫu ): Hệ thống tạo mẫu phụ thuộc vào hàng loạt các số đo manơcanh hay hình dáng để hoàn tất mẫu trên giấy.

526851_511616112235631_796373663_n555044_511615205569055_559344956_n 578033_511612158902693_1302708431_n 971816_164456907057812_496285721_n Fashion-Designer-New-York1

                                          Hình 4: Một số mẫu phát thảo

Pattern draping ( Trang hoàng mẫu ): Mảnh vải 2 chiều ( Mutxơlin ) được trang hoàng quanh một manơcanh hay có một hình dáng người nhằm xác định hình dáng vẽ của nó ( hay được sắp xếp một cách nghệ thuật theo các nếp gấp để thiết kế cụ thể) tạo ra 1 mẫu vải 3 chiều. Mẫu vải Mutxơlin được sao lại trên giấy nhằm dùng vào việc sửa sai và tạo ra một mẫu hoàn tất.

Basic pattern set ( Bộ mẫu cơ bản ): Một bộ mẫu cơ bản gồm 5 mảnh bao gồm thân trước, thân sau, váy, tay đại diện cho các kích thước của một manơcanh hay hình dáng người đặc biệt.

Working pattern ( Mẫu hiện hành ): Bất kỳ mẫu nào được là mẫu hiện hành sử dụng như một nền tảng cho thao tác khi phát sinh các mẫu thiết kế.

Landmarks ( Các điểm mốc ): Các điểm được định rõ xung quanh cơ thể người mà tương ứng với những điểm trên manơcanh chúng được sử dụng để đo các phần cơ thể khi phác thảo và trang trí.

Dot marks ( đường chấm chấm ): Được đánh dấu bằng bút chì nhằm thể hiện điểm đặc trưng trên mẫu hay vải mutxơlin. Một loạt các dấu chấm chấm được nối tiếp nhau nhằm phác thảo một hình dáng hay một đường trên mẫu hoặc vải mutxơlin.

Treuing ( lấy đúng đường may ): Các đường thẳng và cong bằng bút chì, các dấu chéo và dấu chấm chấm nhằm mục đích thiết lập độ dài đường may đúng.

Ví dụ: Lấy chính xác đường may bên hông có ben hông.

Pink marking ( làm dấu bằng thước ): Tìm kiếm đường decoup bằng cách dùng thước để định rõ các đặc tính thiết kế và có được sự chỉ dẫn khi trang trí hay phát triển mẫu thiết kế.

Blend (làm hài hoà ): Tiến trình làm đẹp , tạo dáng và làm tròn các đường thẳng và góc nhọn dọc theo đường may để có sự ngắt quãng từ một điểm này đến điểm kế tiếp và để có sự thẳng hàng về các đường kết nối và dấu nối khác nhau trên mẫu.

Bust point ( Điểm đầu ngực ): Một vị trí được định rõ trên ngực và mẫu.

Apex ( Điểm cao nhất ): Vị trí cao nhất của một mô cao ( đóng vai trò điểm chủ chốt giúp cho việc tạo mẫu được dễ dàng ).

Dart (ben): Tạo ra một hình dáng cây nằm trên mẫu được sử dụng như là một phương tiện kiểm tra độ cân đối của y phục.

Dart legs ( Chân đường ben ): 2 đường tạo thành một khoảng hở ở mép mẫu và đồng qui tại một điểm đã được quyết định trước trên mẫu.

Dart intake ( Ben điều chỉnh sự cân đối ): Khoảng cách hạn chế giữa các chân ben để điều khiển độ cân đối y phục. Mục đích là điều chỉnh sự vượt trội kích cỡ.

Double- ended dart ( Ben kết thúc): Ben thẳng đứng dài chạy ngang qua y phục không có đường may ở eo. Ben điều chỉnh sự cân đối được điều khiển bởi 2 lỗ đục và 2 khoanh tròn được đặt ở giữa nếp gấp ở eo và cách 0,25 cm từ một phía cảu chân đường ben và 0,5 cm đến 1,0 cm ở trong hay từ chân ben này đến điểm cuối.

Uprighting a dart ( Tạo ben thẳng đứng ): Di chuyển điểm ben sao cho nó ở tại nếp gấp giữa song song với mép gấp thân sau ở giữa và mép gấp thân trước ở giữa của y phục.

Cupping the pattern ( Cắt mẫu thành hình chén ): Gấp mép một chân ben đến điểm ben, gấp nếp tiếp tục lên để gặp chân ben khác. Điều này sẽ gây ra tăng kích cỡ tạm thời để tạo thành trong mẫu. Mục đích của việc cắt mẫu hình chén là để làm phù hợp các chân ben và để thiết lập hình dáng đường may của ben tại mép của mẫu.

Ease ( Gia thêm số đo ): Sự phân bố đều nhau khi hoàn tất mẫu mà không bị nhúm lại.

Template ( Mẫu chuẩn ): Các mẫu có kích cỡ 1/4 hay 1/2 của mẫu thông dụng, các khuôn mẫu được sử dụng cho các kế hoạch tạo mẫu.

Trace ( Đồ theo ): Dùng bút chì phác thảo mẫu với tư cách là một bản sao để phát triển mẫu hay để hoàn tất mẫu.

Test fit ( Kiểm tra độ cân đối ): Cắt y phục từ mẫu phác thảo bao gồm các đường cân đối ngang và các đường biên áo được vẽ với tư cách là hướng dẫn để hoàn hảo độ cân đối của y phục.

2.2 Thuật Ngữ Đường Cân Đối

Plumb line: Đường dọc vuông góc với sàn nhà, mặt đất được sử dụng để quyết định sự cân đối của hình dáng người.

Pespendialar line: Đường thẳng vuông góc với đường khác.

Vertical line: Đường đối xứng dọc của cơ thể.

Horizontal line: Đường thẳng song song với sàn nhà.

Right angle: Góc 900 được tạo thành bởi 2 đường cắt nhau, như là đường vuông góc.

Asymmetrical line: Đường dọc giữa với các tỷ lệ cân đối của phía này với phía kia.

Balance ( Cân đối ): Mối quan hệ hoàn hảo giữa các bộ phận cuả y phục mà khi kết hợp một đơn vị mà trong mỗi bộ phận có tỷ lệ cính xác và hài hoà với các bộ phận khác.

Balancing pattern ( Cân đối mẫu ): Nhận biết và điều chỉnh sự khác nhau giữa các phần mẫu nối nhằm đẹp hơn khi mặc và tăng độ phù hợp của y phục.

Horizontal balnce line ( Các đường cân đối ngang ): Qui về những đường gạch ngang xung quanh manơcanh song song với sàn nhà.

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG ( phần 1)

1)     Những thuật ngữ chung trong ngành thiết kế thời trang 

Mặc: Là khi con ng­ười mang, khoác, đắp, đầy, quấn, phủ, che…lên cơ thể ng­ười những tấm vải, mảnh da, lông thú, hoặc sản phẩm may,…để tự vệ, để hoà mình với môi trư­ờng tự nhiên và hoà hợp với môi trư­ờng xã hội.

Quần áo:Quần áo là thuật ngữ để chỉ chung các sản phẩm dệt, đ­ược cắt và đ­ược may

Trang phục: Bao gồm tất cả những gì con ngư­ời mang khoác trên cơ thể

Kiểu dáng : Là những đường cắt, may tạo nên hình dáng cho bộ trang phục và tác động đến ngoại hình của người mặc.

Quần áo may đo: Sản xuất đơn chiếc, thiết kế, cắt may cho từng ng­ười theo số đo riêng của mỗi ngư­ời.

One size: Chỉ có một kích thước duy nhất.

Big size: Là một mode thời trang của các kiểu túi xách tay cỡ lớn (to quá khổ so với thông thường)
Quần áo may sẵn: Đ­ược sản xuất hàng loạt. Đây là các kiểu trang phục, quần áo đư­ợc thiết kế, sản xuất cho số đông ngư­ời có kích th­ước giống nhau.

Bộ: Sản phẩm may có sự liên kết gắn bó với nhau và đ­ược xây dựng trên cùng một cơ sở mỹ thuật, một nguyên tắc thiết kế

Đồng bộ: Có khái niệm rộng hơn bộ, nó có thể tách rời nhau và đi cùng nhiêu sản phẩm khác có cùng một tiêu chí thiết kế. Có khi là màu, có khi là hình dáng, có khi là hoạ tiết…

Thời trang: là trang phục đương thời, là tập hợp những thói quen và thị hiếu phổ biến trong cách ăn mặc, thịnh hành trong một môi trường xã hội nhất định, vào một khoảng thời gian nhất định. Và nhìn vào trang phục mà người ta có thể nhận biết được ra niên đại, một giai đoạn lịch sử một cách tương đối, điều đó luôn chứng tỏ rằng trang phục luôn gắn liền với một thời đại nào đó. Nó là tấm gương phản ảnh đời sống xã hội.

Mốt: là cách thức, phương pháp, quy tắc, mức độ… đó là phương pháp tồn tại cái mới trong mọi lĩnh vực họa động của con người, trước hết là trong lĩnh vực trang phục. Mốt là một hiện tượng thông qua những phương tiện biểu hiện bên ngoài để phản ánh đời sống tinh thần và là sự khawngd định cá nhân trước cộng đồng,mốt là do con người muốn tự khẳng định mình, tự khẳng định mình trước cộng đồng, con người cán nhân không muốn lẫn vào cộng đồng.

Mốt thời thượng: Là một xu hướng thời trang phổ biến tương đối nhanh chóng trong một thời gian ngắn ở một nền văn hóa hay những nhóm nền văn hóa nhỏ. Sau đó, xu hướng thời trang này cũng dần dà bị quên lãng khi một xu hướng khác lên thay thế.
Phong cách : Phong cách là bất kỳ đặc điểm hoặc kiểu của một trang phục hoặc phụ trang.các nhà thiết kế chuyển tải các ý tưởng thời trang thành các kiểu mới và giới thiệu với công chúng, nhà sản xuất phân công một mã số kiểu cho mỗi thiết kế mới trong mỗi bộ sưu tập,được sử dụng để nhận diện qua việc sản xuất,maketing và bán lẻ.

Phong cách thời trang (a fashion look) : Nói đến tổng thể bộ trang phục kết hợp với phụ trang. Phong cách mặc của một người ở một thời điểm nhất định có thể rất phù hợp với váy, giày, đồ trang sức và túi. Một phong cách thời trang có thể là một quần jean rách,áo thụng đuôi dài đến gối ,áo vest in màu sắc lòe loẹt ,và sandals. Các kiểu thời trang khác nhau thường được nhận ra qua một buổi tiệc hoặc qua một nhóm người nào đó, hoặc là kết quả của những ảnh hưởng từ những sự kiện văn hóa hoặc sự kiện của thế giới. Một số kiểu cách được khách hàng ưa chuộng hơn các kiểu cách khác.

Sự thay đổi : Điều làm thời trang thú vị và hấp dẫn chính là vì nó luôn thay đổi.nhà thiết kế Karl Lagerfeld nói:” điều tôi thích ở thời trang chính là sự thay đổi .sự thay đổi có nghĩa là chúng ta làm ngày hôm nay có thể không có ích gì cho ngày mai ,nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận điều đó vì chúng ta đang sống trong thế giới thời trang .không có gì là an toàn vĩnh cửu trong thời trang cả …thời trang là con tàu không đợi một ai.nếu bạn không lên tàu thì nó sẽ đi mất .”nhiều người chỉ trích”đỏng đảnh”của thời trang ,cho rằng thời trang thay đổi chỉ để kích thích người mua hàng.và sự thật nếu thời trang không bao giờ thay đổi, công chúng sẽ không bao giờ mua quần áo và phụ trang thường xuyên như thế.

Tuy nhiên, thời trang luôn là cách để người tiêu dùng thể hiện mối quan hệ hữu hình của họ với cuộc sống, những sự kiện hiện tại và để thể hiện bản thân mình.

Thẩm mỹ : Sự yêu thích của cá nhân với một kiểu quần áo này hay kiểu quần áo khác được gọi là tính thẩm mỹ của người đó. “thẩm mỹ tốt”, nói tới tính nhạy cảm đối với cái đẹp, và sự phù hợp hài hòa của trang phục. Những người có thẩm mỹ tốt thường là những người hiểu về chất lượng và tính đơn giản của thời trang.

Seasonal lines ( thời trang theo mùa) : Nhóm sản phẩm thời trang, hay tập hợp các kiểu dáng được thiết kế theo mùa, thuật ngữ lines thường được dùng để chỉ nhóm sản phẩm được phát triển và trinh diễn bởi các công ty may.

Dòng sản phẩm: Từ dùng để phân chia và mô tả cấu trúc cũng như hình dáng của các loại hàng may mặc khác nhau.
Mùa thời trang : Một đặc thù riêng của ngành công nghiệp thời trang, chỉ thời điểm các dòng sản phẩm mới được tung ra thị trường. Thông thường mùa thời trang trong năm thường chia thành: Thời trang Xuân Hè (Spring- Summer) và Thời Trang Thu Đông (Fall-Winter), gắn liền với các show thời trang diễn ra trước đó 1-2 năm để xác định xu hướng thời trang (xu hướng màu sắc, chất liệu, kiểu dáng..) và định hình phong cách thời trang mới. Thông thường một mùa thời trang được bắt đầu bằng các show diễn trước đó 1-2 năm kéo dài là quá trình sản xuất và tung ra thị trường của các nhà bán lẻ. Một mùa thời trang kết thúc cũng là lúc các sản phẩm đi vào lỗi mốt. Sản phẩm theo mùa thời trang có thể phụ thuộc nhiều vào đặc điểm, chủng loại sản phẩm và thị trường mục tiêu.

Fashion week – Tuần lễ thời trang : Đây là khoảng thời gian các nhà thời trang, nhà thiết kế (NTK) tập trung lại để giới thiệu những BST mới nhất của mình.Trong một năm có 2 tuần lễ thời trang chính: xuân-hè và thu-đông, tuần lễ thời trang xuân hè thường diễn ra vào trung tuần tháng 2, tuần lễ thời trang thu đông tổ chức vào giữa tháng 9, gọi là tuần lễ nhưng sự kiện này kéo dài trong 1 tháng, lần lượt qua 4 trung tâm thời trang chính của thế giới là New York, London, Milan và Paris. Thế nên ta hay bắt gặp cụm từ “New York Fashion Week”, “Milan Fashion Week”, vv…là thế. “Fashion week” khi viết không thường mặc định cho thời trang nữ giới, tuần lễ thời trang nam giới được ghi rõ “Men/Menswear fashion week” và diễn ra trước thời trang nữ giới độ 2 tháng.

Spring Summer – Thời trang xuân hè: Khi tuần lễ thời trang xuân hè diễn ra vào tháng 9 hàng năm, thì các BST ấy được mặc vào mùa xuân hè năm sau. Từ tháng 2 tới tháng 7 là thời gian để mặc các thiết kế xuân hè trong năm.

Fall Winter – Thời trang thu đông: Tương tự như vậy, tuần lễ thời trang thu đông tổ chức vào tháng 2 hàng năm, và các BST ấy được mặc vào mùa thu đông cùng năm đó.Do mùa thu đông ở phương tây kéo dài từ tháng 10 qua tháng 2 của năm sau, nên ta thường thấy cụm từ ví dụ như “Prada F/W 11.12” – ý nghĩa là BST ấy được mặc vào cuối năm này sang đầu năm sau khi mùa đông kết thúc.

Collections : BST thời trang, thuật ngữ này chỉ tập hợp những những kiểu dáng được thiết kế theo mùa, được sáng tạo bởi các NTK chuyên nghiệp, gắn liền với các Haute Couture. Collections chính là các BST biểu diễn trên sàn diễn thời trang và định hình phong cách cũng như xu hướng thời trang.

High-fashion – Thời trang đẳng cấp cao: Là cụm từ chung để nói về thời trang hàng hiệu do các nhà mốt danh tiếng nhất thực hiện, nhằm phân biệt với dòng thời trang bình dân hay sản xuất hàng loạt.

Ready-to-wear  – Thời trang ứng dụng: Chính là loại trang phục và các thiết kế được giới thiệu tại các tuần lễ thời trang, mang tính ứng dụng vào thực tiễn cao, dễ mặc và mặc được ở mọi lúc mọi nơi, nhưng vẫn đảm bảo sự sâu sắc và vẻ đẹp đỉnh cao của may mặc.Chúng là thị trường lớn được các công ty nhắm đến. Một số hãng thời trang như Mango, H&M, Forever 21…

Thị trường: Trang phục thị trường được cung cấp cho lượng lớn khách hàng, được bán với giá rẻ hơn nhiều so với hai loại trên do các hãng sử dụng chất liệu có chất lượng thấp hơn và công nghệ sản xuất đơn giản để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Sản phẩm này phục vụ đông đảo công chúng nên thường mang các phong cách thông dụng, thịnh hành.

Haute Couture (HC) – Thời trang cao cấp: Là dòng thời trang được thực hiện và gia công tỉ mỉ, tinh xảo bằng tay, do các nghệ nhân chuyên nghiệp am hiểu chế tạo ra, được bán với giá cực kỳ cao.Thông thường, chỉ một vài nhà thời trang có tiềm lực cả về sáng tạo-nhân lực-kinh doanh mới tham gia chế tạo Haute Couture, như Christian Dior, Valentino, Armani Privé, Givenchy, vv.Trong một năm cũng có hai tuần lễ thời trang HC, tách biệt hẳn khỏi RTW, HC xuân hè tổ chức vào tháng 3, còn HC thu đông tổ chức vào tháng 7 cùng năm và trong cùng mùa.Do tính độc nhất của chúng, có giá rất cao tới hàng nghìn đô la và trên thế giới chỉ có khoảng vài trăm người “chịu chơi” bỏ tiền ra mua.                       

Designer (Nhà thiết kế) – Creative Director ( Giám đốc sáng tạo)

Nhà thiết kế thời trang là người không chỉ tạo ra ý tưởng về trang phục mà còn tham gia vào cả quá trình cho đến khi ra đời sản phẩm hoàn thiện. Họ là người quyết định mọi chi tiết trên một sản phẩm về chất liệu, màu sắc, phụ kiện,…

Tựu chung, họ đều là người lên ý tưởng bản thiết kế thời trang, theo dõi quá trình sản xuất quần áo và dẫn dắt dòng thời trang của mình đi theo đúng hướng.Khi hoạt động độc lập, họ được gọi là “Nhà thiết kế”, với dòng sản phẩm mang chính tên của mình (ví dụ như Jean Paul Gaultier, Marc Jacobs, John Galliano), nhưng hầu hết các NTK đều về đầu quân cho một nhà thời trang lớn, khi ấy, họ trở thành Giám đốc Sáng tạo, chịu trách nhiệm tất cả mọi việc liên quan tới thời trang-kinh doanh (ví dụ: Alber Elbaz là Giám đốc sáng tạo của nhà Lanvin, Riccardo Tisci là Giám đốc sáng tạo cho nhà Givenchy, vv)

Một số nhà thiết kế nổi tiếng đã gắn tên tuổi mình với nền công nghiệp thời trang, được bình chọn như những nhà thiết kế của mọi thời đại: Elsa Schiaparelli, Christian Dior, Roy Halston Frowick, Calvin Klein. Ralph Lauren, Gianni Versace, Valentino Garavani, Giorgio Armani, Yves Saint Laurent, Coco Chanel.

DNA – Trường phái thời trang hay giá trị cốt lõi của một nhà thời trang: DNA có thể là phong cách thiết kế, màu sắc, đường cắt hay chất liệu, tùy thuộc vào chiến lược định vị hình ảnh của mỗi nhà thời trang. Ví dụ: vải tuýt là đặc trưng của nhà Chanel.

Fashion magazine – Tạp chí thời trang: Là tạp chí chuyên ngành chỉ dành cho thời trang. Hiện nay, tạp chí hàng đầu và cao cấp nhất là Vogue, có nhiều phiên bản Vogue khác nhau, nhưng danh tiếng và uy tín nhất vẫn là Vogue US – Vogue Paris – Vogue Italia – Vogue UK.Thấp hơn Vogue, ta có W Magazine, Numéro, V Magazine, i-D, Dazed & Confused, Harper Bazaar.Trong lịch trình phát hành, các tạp chí thời trang thường chú trọng vào ấn phẩm tháng 3 (quảng bá cho thời trang xuân hè) và tháng 9 (quảng bá cho thời trang thu đông).

Editorial – Bộ hình thời trang: Là các bộ ảnh nhằm mục đích lăng-xê trang phục của các nhà mốt hàng đầu. Được tổ chức thực hiện công phu và chu đáo, mang lại giá trị nghệ thuật cao.

Editor-in-chief – Tổng biên tập: Đây là chức danh lớn nhất của một người cầm trịch một tạp chí thời trang, thường  mang tính định hướng hơn là tổ chức sản xuất: nhiệm vụ của họ là lèo lái và hướng dẫn tờ tạp chí thu hút nhiều khách hàng quảng cáo, và đạt được càng nhiều uy tín lẫn địa vị càng tốt.

Ad Campaign – Chiến dịch quảng cáo: Cũng giống như bất kỳ sản phẩm nào khác, các BST cũng cần có hình ảnh quảng cáo để tiếp cận người tiêu dùng rộng rãi hơn. Sau mỗi đợt phát hành BST mới tại tuần lễ thời trang, các nhà mốt sẽ chọn nhiếp ảnh gia và cho casting người mẫu để chụp quảng cáo báo chí (print ads). Những hỉnh ảnh này được đăng trên các tạp chí thời trang hàng đầu, quảng cáo xuân hè sẽ bắt đầu xuất hiện trên báo chí vào khoảng tháng 2, quảng cáo thu đông bắt đầu vào tháng 7.

Top Model – Người mẫu hàng đầu: Có rất nhiều các cô gái hoạt động trong ngành nghề người mẫu, nhưng chỉ có một số ít vươn lên hàng “sao” và trở thành những người mẫu tiếng tăm nhất, khi đó họ được gọi là “top model”.Đạt được danh hiệu này, họ phải chứng minh thành tích bằng số lần xuất hiện trên sàn diễn, trang bìa hay ấn phẩm tạp chí, các hợp đồng quảng cáo lớn, vv.

Supermodels – Siêu mẫu: Đây là cụm từ để chỉ thế hệ những người mẫu hàng đầu của thập niên 90 trở về trước (ví dụ như Kate Moss, Claudia Schiffer, Naomi Campell, vv…). Trong thời điểm hiện tại, “supermodel” không còn được áp dụng để tôn vinh các người mẫu thành danh.

Tín đồ thời trang: Chỉ những người luôn theo dõi và quan tâm đến thời trang hoặc hoạt động trong lĩnh vực thời trang.
Tiểu chuẩn hóa cỡ số : Tiêu chuẩn hóa cỡ số cần cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất hàng may sẵn. Các cỡ số quần áo được phát triển bởi các số đo trung bình của một số lượng lớn người trong cùng nhóm. Những số đó hay kích thước sau khi đo sẽ được tính toán để chuẩn hóa và đưa thành cỡ số chuẩn. Các NTK và các công ty dựa vào cỡ số chuẩn này để thiết kế cho các dòng sản phẩm của mình để đưa ra các sản phẩm may sẵn đạt hiệu quả kinh doanh và thời trang nhất. Thông thường khi thành công, các công ty sẽ phát triển cỡ số chuẩn của riêng mình với dòng sản phẩm đặc thù của công ty mình để đưa ra thị trường sản phẩm phụ hợp với số đông khách hàng của họ.

Faux pas ( hớ hênh): Faux pas chỉ những sai lầm, ngớ ngẩn trong đời sống, xã hội và nó cũng được áp dụng trong thời trang dưới dạng một thuật ngữ chỉ lỗi phong cách. Những phong cách thời trang thường bị cho là Faux pas có thể ví dụ ở đây là đi tất màu trắng với quần tối màu hay đeo kính râm trong nhà…

Glitterati: Chỉ một nhóm, đám đông những người có ngoại hình bắt mắt, có xu hướng muốn ăn mặc phong cách.

Tres chic: Thường được dùng chủ yếu cho phái nữ, chỉ những cô nàng có phong cách ăn mặc thời trang đẳng cấp.

Pice de rsistance: Chỉ món đồ, phụ kiện quan trọng, tạo điểm nhấn trong một set đồ, bất kể đó là một món bắt buộc phải có, hay chỉ là một thứ theo xu hướng hiện hành.

Du jour: Có nghĩa là nó phải cực kỳ thời trang, cực kỳ “mode” vào thời điểm hiện tại.

Pass: Chỉ những thứ đã từng là (Du jour), nhưng chỉ từng gây sốt trong quá khứ.

Old-school ( hoài cổ): Những món đồ mang phong cách retro, vintage đều có thể gọi là “old-school”. Đây là từ gọi chung cho khái niệm thời trang hoài cổ mang âm hưởng từ những năm 70, 80 của thế kỉ trước như áo bóng chày, áo khoác dạng bomber, quần baggy…

Trend: Xu hướng thời trang trong 1 giai đoạn

LỊCH SỬ NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG

I.  LỊCH SỬ NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG

Thiết kế thời trang được cho là ra đời từ thế kỷ XIX  với tên tuổi của Charles Frederick Worth.Tất cả những tài liệu nghiên cứu về thời trang đều cho rằng Charles Frederick Worth là nhà thiết kế đầu tiên và là ông tổ của ngành thời trang.Năm 1858 Charles Frederick Worth đã mở nhà may riêng tại Paris mang tên mình, và cửa hàng của ông trở thành nhà may cho hoàng cung.Và sau đó ai muốn đến của hang đều phải sếp hàng hoặc có người giới thiệu, cửa hàng ông đã trở thành nhà độc tài của giới thời trang lúc bấy giờ.

Năm 1968 ông sáng lặp ra mốt thời trang haute couture và đưa vào trình diễn.Thời trang trình diễn cũng xuất phát từ Charles Frederick Worth và người mẫu đầu tiên  là bà Marie Vernet Worth là vợ của ông.

Charles Frederick Worth đã thật sự thành công khi ông sáng tạo ra trang phục không chỉ chạy theo yêu cầu của khách hàng mà còn làm cho họphải mua và săn đón những sản phẩm mà một nhà thiết kế tạo ra.

II.  GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG

Trang phục ngoài chức năng giữ ấm cho cơ thể thì còn giúp người mặc cảm thấy tự tin và hấp dẫn hơn trước mắt người đối diện.Trang phục còn tạo nên cá tính và đẳng cấp cho từng cá nhân mặc chúng, vì vậy dân gian mới có câu “ người đẹp vì lụa”và xã hội ngày nay càng chứng tỏ sự đúng đắng của câu nói này.

Trong một xã hội hiện đại trình độ nhận thức thẩm mỹ của mõi người ngày càng cao thì nghề thiết kế thời trang ( fashion design) đòi hỏi người thiết kế phải luôn năng động, sáng tạo để theo kịp xu hướng với thời đại, vì vậy những mẫu thiết kế không đơn thuần mà nó đòi hỏi phải sắc xảo phù hợp với body của người mặc và vào hoàn cảnh xuất hiện làm sao để trang phục tôn lên được sự lịch lãm, quí phái,sang trọng hay quyễn rũ cho người mặc, thời trang còn là sự kết hợp đồng điệu với tất cả những phụ kiện đi kèm, được sử dụng để tôn vinh cái đẹp.

Thiết kế thời trang được xem là biểu tượng thời thượng của xã hội hiện đại,là công nghệ làm đẹp bằng vải vóc cho con người, và là một ngành đặc biệt  vì nó gần gũi với con người nhất. Nó ghi lại dấu ấn của cá nhân, một cái nhìn mới về thời đại, kèm theo những giá trị thẩm mỹ cơ bản, và nó càng chứng tỏ sự ảnh hưởng của mình đến tất cả các mặt của xã hội.